Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TÒA ÁN CÁC  CẤP

+   Cử luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia tố tụng khác trong các vụ án hình sự.  

+   Cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của người bị tạm gữ, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

+   Soạn thảo những văn bản, giấy tờ cho người bị tạm gữ, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác trong các vụ án hình sự.

Cụ thể:

A.  Phương thức thực hiện:

+   Luật sư tư vấn trực tiếp và thực hiện dịch vụ pháp lý tại văn phòng;


B.  Nội dung thực hiện dịch vụ luật sư:

Khách hàng là cá nhân chịu trách nhiệm trong tổ chức, doanh nghiệp :

+   Tư vấn các quy định pháp luật trong lĩnh vực hình sự, đảm bảo hành lang pháp lý vững chắc trong quá trình kinh doanh.

+   Trong quá trình tham gia tố tụng: Luật sư tư vấn quy định pháp luật liên quan, phân tích đánh giá chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ .... đưa ra kết luật, quan điểm bảo vệ, nhằm đảm bảo sự thật khách quan, quyền lợi của khách hàng…Tham gia phiên tòa bảo vệ quyền lợi cho người của Doanh nghiệp vi phạm.

Đối với bị can; bị cáo:

Luật sư tham gia từ giai đoạn khởi tố, điều tra, xét xử:

+   Tư vấn các quy định pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật liên quan, dự cung; kịp thời khiếu nại và kiến nghị trong giai đoạn điều tra;

+  luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa để bảo vệ quyền lợi  cho bị cáo.

Đối với người bị hại: 

Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho người bị hại từ giai đoạn khởi tố, điều tra, xét xử :

+   Luật sư tư vấn các quy định pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật liên quan nhằm làm rõ hành vi phạm tội của bị can bị cáo bảo vệ quyền lợi cho người bị hại;

+   Hướng dẫn viết bản tường trình, đơn từ, cung cấp chứng cứ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật;

+   Tham gia phiên tòa bảo vệ quyền lợi cho người bị hại;
THỦ TỤC NGƯNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH 


1 . Thời gian được tạm ngừng tối đa theo quy định:
  • Được tạm ngừng tối đa 2 năm
  • Mỗi lần tạm ngừng tối đa là 1 năm, và được quyền gia hạn tạm ngừng 1 lần
2 . Hồ sơ thông báo tạm ngừng hoạt động bao gồm:
a . Hồ sơ gửi phòng đăng ký kinh doanh:
  • Thông báo tạm ngừng hoạt động theo mẫu
  • Biên bản họp về việc tạm ngừng hoạt động
  • Quyết định tạm ngừng hoạt động
  • Giấy phép kinh doanh bản sao có chứng thực
  • Gửi kèm theo hồ sơ phải có xác nhận về tình trạng thuế của doanh nghiệp do cơ quan thuế xác nhận
b . Hồ sơ gửi bên cơ quan thuế:
  • Công văn xin tạm ngừng hoạt động
  • Thông báo tạm ngừng hoạt động theo mẫu
  • Biên bản họp về việc tạm ngừng hoạt động
  • Quyết định tạm ngừng hoạt động
  • Giấy phép kinh doanh bản sao có chứng thực

TỔNG QUAN VỀ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP


1. Tư vấn trước thành lập doanh nghiệp:
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp (Công ty cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân,…) và các quy định của pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp;
- Về tên doanh nghiệp: (Lựa chọn và tra cứu tên doanh nghiệp);
- Ngành nghề kinh doanh (phù hợp với quy định của pháp luật);
- Tư vấn về thành viên/cổ đông sáng lập (phù hợp với quy định của Pháp luật);
- Vốn điều lệ/vốn pháp định (phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp);
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp (Mô hình và Cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và điều hành, mối quan hệ giữa các chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông, tỷ lệ và phương thức góp vốn, các nội dung khác có liên quan).
- Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm: Tư vấn và hoàn thịên Biên bản về việc họp các sáng lập viên trước khi thành lập doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, Soạn thảo danh sách thành viên/danh sách cổ đông, Giấy ủy quyền thành lập doanh nghiệp, Các giấy tờ khác có liên quan.
2. Thực hiện các công việc theo uỷ quyền:
Văn phòng sẽ thực hiện công việc theo sự ủy quyền của khách hàng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký thành lập doanh nghiệp theo yêu cầu. Nội dung công việc thực hiện cụ thể:
- Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Nhân viên văn phòng sẽ cùng chủ doanh nghiệp có mặt tại Phòng ĐKKD để thực hiện công việc trên);
- Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan có thẩm quyền;
- Nhận Giấy chứng nhận mẫu dấu và Dấu công ty (Nhân viên của Văn phòng sẽ cùng chủ doanh nghiệp có mặt tại Phòng ĐKKD để thực hiện công việc trên);
- Tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế và chức năng xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

3. Tư vấn sau Thành lập doanh nghiệp:

Văn phòng sẽ hỗ trợ và tư vấn về các vấn đề:
- Tư vấn khởi nghiệp (Các công việc cần làm của một doanh nghiệp mới, bước đầu xây dựng thương hiệu thống nhất…);
- Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email);
- Soạn thảo hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm: Điều lệ, Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật, Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, Chứng nhận sở hữu cổ phần, Sổ cổ đông, Thông báo lập sổ cổ đông…;
- Hướng dẫn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Thuế và Kế toán trong thời gian đầu sau thành lập.
ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 


1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề có vốn pháp định phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
3. Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật cấp tỉnh.
Đăng ký thuế hộ kinh doanh:
Tùy từng địa phương cán bộ thuế sẽ tới tận nơi để thực hiện để thực hiện đăng ký thuế. Chuẩn bị 2 bản sao hộ kinh doanh + CMND của chủ hộ kinh doanh.
Ngày 6/12/2012, Tổng cục Thuế ban hành công văn số 4367về việc thu thuế môn bài năm 2013. Theo đó, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh tiếp tục thực hiện bậc thuế môn bài đã xác định khi lập bộ thuế môn bài năm 2012 để thu thuế môn bài năm 2013.
Như vậy, năm 2013 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế môn bài  theo 6 mức như sau:
+ Thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng:  nộp thuế môn bài cả năm là 1 triệu đồng;
+ Thu nhập từ 1 – 1,5 triệu đồng/tháng: nộp thuế môn bài cả năm là 750.000 đồng;
+ Thu nhập từ trên 750.000đ – 1 triệu đồng/tháng: nộp thuế môn bài cản năm là 500.000 đồng;
+ Thu nhập từ trên 500.000 đồng – 750.000 đồng/tháng: nộp thuế môn bài cả năm là 300.000 đồng;
+ Thu nhập trên 300.000 – 500.000 đồng/tháng: nộp thuế môn bài cả năm là 100.000 đồng;
+ Thu nhập từ 300.000 đồng/tháng trở xuống, nộp thuế môn bài cả năm là 50.000 đồng.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
------------------------------ 





Dịch tiếng Trung Hoa


dich tieng trung
Là một thứ tiếng khó, cách sử dụng cùng lối hành văn vô cùng phức tạp, đòi hỏi người dịch phải là người có kiến thức am hiểu cũng như được đào tạo bài bản, kinh nghiệm lâu năm. Chúng tôi nhận dịch thuật :
• Dịch tài liệu thuộc các chuyên ngành Dịch tài liệu định cư, du lịch,
• Phiên dịch đuổi Phiên dịch song song
• Dịch hồ sơ thầu
• Dịch thuật phần mềm
• Dịch tài liệu công chứng
• Dịch tài liệu Tài chính & Kiểm toán
• Dịch tiếng trung hồ sơ xây dựng
• Dịch tiếng trung hồ sơ chuyên ngành kế toán
Đáp ứng tất cả nhu cầu từ Quý khách hàng với chất lượng phục vụ luôn là tốt nhất.

CÁC QUY ĐỊNH MỚI CẦN LƯU Ý 

CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015


Cho phép chuyển đổi giới tính
Điều 36 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Trước đó, quy định pháp luật nghiêm cấm việc chuyển đổi đối với những người đã định hình, hoàn thiện về giới tính. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự sửa đổi đã ghi nhận về quyền này. Theo đó, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Do Bộ luật Dân sự quy định, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của Luật nên phải tới khi có luật về chuyển đổi giới tính thì các cá nhân mới được thực hiện quyền này.
Ngoài ra, tới ngày 1/1/2017 Bộ luật dân sự sửa đổi mới có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, nếu đến thời điểm đó, Quốc hội vẫn chưa ban hành luật chuyển đổi giới tính thì quyền này của nhiều người vẫn bị “treo”.
Quy định riêng về quyền hưởng dụng
Bộ Luật Dân sự quy định rõ Quyền hưởng dụng là quyền được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.
Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc. Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Người hưởng dụng được tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.
Lãi suất theo thỏa thuận
Nội dung lãi suất được quy định trong điều 468 của Bộ luật Dân sự. Theo đó, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Riêng với các trường hợp cho vay dân sự, nếu các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất, thì khi có tranh chấp, lãi suất sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 điều này tại thời điểm trả nợ.
Thứ tự ưu tiên thanh toán trong thừa kế
Theo Bộ luật Dân sự 2015, sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc: Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc; Cách thức phân chia di sản; Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Luật mới bổ sung điểm mới về các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán. Theo đó, thứ tự được ưu tiên thanh toán như sau:Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt và các chi phí khác.
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
Theo Luật , trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu tòa án: Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; Sửa đổi hợp đồng để cân bằng và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

BẢN QUYỀN TÁC GIẢ


  1. Điều kiện bảo hộ Quyền tác giả:
Tác phẩm trên được đăng ký theo Quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm viết. Để được đăng ký tác phẩm phải trên phải đáp ứng các các điều kiện sau:
+ Ý tưởng về một tác phẩm phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định
+ Tác phẩm phải có tính nguyên gốc (tác phẩm phải do chính tác giả, trực tiếp tác giả sáng tạo, không sao chép, bắt chước tác phẩm khác)
  1. Đối tượng bảo hộ Quyền tác giả:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
  1. a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  2. b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  3. c) Tác phẩm báo chí;
  4. d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
  1. e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  2. g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  3. h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
  4. i) Tác phẩm kiến trúc;
  5. k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  6. l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  7. m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Thời gian thực hiện:
15 ngày làm việc hành chính.
Những giấy tờ tài liệu và thông tin cần cung cấp:
Thông tin:
+ Thông tin về tác giả: Họ tên đầy đủ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số CMND, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ hiện tại.
+ Thông tin chính xác về tác phẩm
Tên gọi, đã công bố hay chưa, ngày công bố, tác phẩm do các tác giả sáng tác hay theo Hợp đồng giao việc giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả.
Đăng ký Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính
- Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:
+ Hai (02) bản mô tả sản phẩm cho 01 tác phẩm (Viết theo hướng dẫn của Trí Tuệ Luật).
+ Hai (02) đĩa CD phần mềm tác phẩm
+ Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Luật Gia Phạm)
+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn (theo mẫu Trí Tuệ Luật).
+ Giấy xác nhận (theo mẫu của Trí Tuệ Luật).
+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)
+ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu (Nếu là công ty)
Đăng ký bản quyền tác phẩm viết:
- Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)
+ Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Trí Tuệ Luật)
+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn (theo mẫu của Trí Tuệ Luật).
+ Giấy xác nhận (theo mẫu của Trí Tuệ Luật).
+ Bản mô tả (Luật Gia Phạm soạn) Trí Tuệ Luật
Đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu
+ Giấy đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)
+ Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Trí Tuệ Luật)
+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn (theo mẫu của Trí Tuệ Luật).
+ Giấy xác nhận (theo mẫu của Trí Tuệ Luật).
+ Bản mô tả (Trí Tuệ Luật soạn).
+ Giấy uỷ quyền cho Trí Tuệ Luật làm người Đại diện sở hữu công nghiệp

GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 



  1. a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp ;
- Quyết định của Chủ doanh nghiệp về việc giải thể doanh nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).
- Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.
- Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).
- Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);
- Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp);
- Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.
  1. b) Số lượng hồ sơ:   01  (bộ)

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM 

CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 



Các hình thức đầu tư vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài
1.Các hình thức đầu tư trực tiếp
Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc thành lập công ty 100 vốn nước ngoài.
Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.
Đầu tư phát triển kinh doanh.
Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
1.1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;thành lập công ty 100 vốn nước ngoài
Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài các tổ chức kinh tế quy định, nhà đầu tư trong nước được đầu tư để thành lậphợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1.2.Đầu tư theo hợp đồng
Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.
 Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
 Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.thành lập công ty 100 vốn nước ngoài
Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT.
1.3.Đầu tư phát triển kinh doanh
Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:
 Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;
 Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
1.4Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại
Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam.
Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định.
Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh.
Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật đầu tư, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.Đầu tư gián tiếpthành lập công ty 100 vốn nước ngoài
Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
III. Các loại hình công ty nước ngoài có thể đầu tư:
  1. Công ty TNHH thành lập công ty 10o vốn đầu tư nước ngoài
Điều 38.Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
  2. a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
  3. b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
  4. c) Theo quy định của chính phủ " quy định thành lập công ty 100 vốn nước ngoài " thì việc chuyển nhượng cho thành viên khác tại điều43, 44 và 45.
  5. Riêng về công ty sau khi đăng ký và được cấp giấy hoạt động mới có quyền kinh doanh
  6. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
Điều 63.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
  4. Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài
Điều 77.Công ty cổ phần
  1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
  2. a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  3. b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
  4. c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  5. d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
  6. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  7. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
  8. IV
Hồ sơ thành lập công ty 100 vốn nước ngoài: 

  1. Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Theo mẫu)
  2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư).
  3. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh). Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (và được ký từng trang) của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Nội dung điều lệ phải đầy đủ nội dung theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp.
  4. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Theo mẫu).
  5. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:
- Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác. Tuân theo quy định của chính phủ "Khoản 3 Điều 15 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 " thì các văn bản ghi bằng ngôn ngữ nước ngoài thì đều được chuyển sang tiếng Việt Nam, đồng thời phải có xác nhận của tổ chức đơn vị dịch thuật "Quy định của thành lập công ty 100 vốn nước ngoài " 
- Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực (Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ).
  1. Theo quy định của tổ chức thì người nắm giữ cổ phần hay cổ tức,.. nếu muốn cho ai thừa hưởng thì văn bản phải được ghi bằng tiếng Việt Nam, còn nếu văn bản đang ở dưới dạng tiếng anh thì bắt buộc phải chuyển sang dưới dạng tiếng Việt Nam đồng thời được công nhận bởi 1 tổ chức, đơn vị dịch thuật. " Quy định của thành lập công ty 100 vốn nước ngoài " 
  2. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  3. Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
Số lượng hồ sơ nộp: 03 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ gốc, bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng) được đóng thành từng quyển.
- Thời gian xem xét - cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.